Những bức ảnh thắng giải trong cuộc thi Nhiếp ảnh xuất bản 2017 do Hội đồng Hoàng gia Anh tổ chức đưa người xem hòa mình vào thiên nhiên tuyệt đẹp và kỳ bí

Năm nay, cuộc thi bước sang năm thứ 3, góp phần ghi nhận những đóng góp của nhiếp ảnh trong việc đem khoa học đến gần hơn với mọi người.
Peter Convey – tác giả bức ảnh đoạt giải Nhất, đã chụp những mảng băng bị tách xé theo những hướng đối lập ở Nam Cực. Bên trên, một chiếc máy bay đang khảo sát khu vực này.

Bức ảnh được chụp khi tác giả đi ngang qua eo biển Fram trong lúc nhiệt độ ở Bắc Cực tăng lên với tốc độ gấp đôi do biến đổi khí hậu làm suy giảm nghiêm trọng lượng băng trong khu vực. Điều này khiến gấu Bắc Cực ngày càng ít nơi sinh sống.

Trong ảnh, bầy cá voi sát thủ bất chợt cập vào một vịnh nhỏ ở đảo Marion vùng cận Nam Cực làm một đàn chim cánh cụt hoàng đế hoảng sợ ùa lên bờ biển.


Những phân tử băng trong không khí tạo nên một hiện tượng quang học lạ mắt: cột sáng bên dưới mặt trăng. Không khí khô và lạnh ở cực Nam rất thích hợp cho những hiện tượng tương tự.



Chim nhạn biển Bắc Cực thường đẻ trứng dưới đất sau đó cả con trống và con mái cùng nhau ấp trứng.

Con nhện thông minh Austrochilus đang xây dựng hệ thống mạng đặc trưng ở vùng rừng rậm Chile. “Chúng tôi không khỏi kinh ngạc trước công trình dài đến hơn 1 mét của nó”, tác giả Bernado mô tả.

Trong ảnh, chiếc tàu nghiên cứu khoa học Akademik Tryoshnikov (Nga) đang dựa mũi tàu vào mỏm Mertz Glacier, Nam Cực.

Bức ảnh ghi lại cảnh dung nham đang trào ra từ núi lửa Kilauea ở Công viên quốc gia núi lửa Hawaii.

Loài ếch nhỏ Phyllodusa sống trong vùng bán hoang mạc Brazil với vòng đời khoảng 8 tháng. Khi những cơn mưa mùa hạ bắt đầu, loài ếch chuyển màu da hơi nâu sang màu xanh tươi để dễ hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Đây cũng là mùa giao phối của loài ếch quý hiếm này.
TTO-TRỌNG NHÂN