I. Ảnh Panorama là gì và tại sao ta chụp panorama ?

– Có thể hiểu đơn giản kỹ thuật chụp panorama là chụp nhiều ảnh và ghép theo chiều ngang hoặc dọc để mở rộng khung ảnh
– Góc chụp bình thường của một khung ảnh (tiêu cự dưới 24mm) sẽ dưới 90 độ. Kỹ thuật chụp panorama có thể giúp ta mở rộng khung ảnh với góc chụp rộng hơn. Kỹ thuật chụp pano có thể mở rộng góc chụp trên 110 độ -> 360 độ giúp ta vượt qua giới hạn của thiết bị
– Chụp pano cũng giúp gia tăng độ phân giải và đạt được những hiệu ứng góc nhìn đặc biệt mà khi chụp bằng lens góc rộng không tái hiện được

II. Ảnh Panorama có thể chụp theo các phương pháp nào ?

Hầu hết các máy KTS, điện thoại ngày nay đều có chế độ chụp quét panorama. Tuy nhiên cách làm này thường không được giới chuyên môn sử dụng bởi lẽ các giới hạn của nó VD: không cho được file raw, hạn chế về hậu kỳ , số tầng ảnh ghép, chụp phơi .v.v…
Phương pháp phổ thông được sử dụng nhiều nhất là lựa chọn chụp riêng từng tấm với tỉ lệ chồng từ 1/2 => 1/3 ảnh cho tấm tiếp theo và dùng phần mềm ghép lại ( Photoshop, Lightroom, Autopano Giga, Hugin .v.v…). Với cách ghép này sẽ không chịu giới hạn về số tấm ghép, số tầng ghép, cho file lưu trữ chất lượng cao và rất linh hoạt trong cách chụp ( chụp kèm filter, HDR, phơi sáng .v.v… )

III. Thiết bị chụp panorama cần có gì ?

– Lens: Khi chụp ảnh pano tối kị nhất là những lens bị méo, bị tối góc, color shift không thể fix được bằng profile vì sẽ để lại những vùng chuyển tiếp không liền lạc giữa các mối ghép, hoặc làm méo nội tại ở từng khu vực ảnh sau khi ghép. Nếu pano ảnh kiến trúc yêu cầu cao về độ méo nên chụp từ lens tiêu cự 50mm để đảm bảo lens distortion là tối thiểu
– Ball head hoặc gear head có ít nhất 2 trục quay trong đó một trục dùng để xoay ngang máy. Nên sử dụng các ball theo chuẩn Arca swiss để dễ dàng thao tác máy với Lplate hoặc 360 Panning Base ( đế xoay 360 )
– Lplate để xoay ngang hoặc dựng máy đứng thay đổi góc chụp pano một cách dễ dàng hơn
– Khi xoay chụp 360 việc giữ cho đường chân trời thẳng là điều rất quan trọng. Để việc này dễ dàng hơn chúng ta có thể dùng kết hợp 360 Panning Base ( đế xoay 360 ) hoặc Leveling Base ( đế canh mặt phẳng ) kết hợp với ballhead để giữ máy luôn ở tư thế nằm ngang khi xoay pano
– Cân chỉnh nodal point ( điểm trọng tâm lens ) bằng nodal slide ( thanh trượt canh tâm lens ) hoặc panoramic head nếu các ảnh yêu cầu sự chính xác cao như ảnh nội thất, kiến trúc, ảnh 360

IV. Kỹ thuật chụp Panorama và những lưu ý trong quá trình chụp như thế nào ?

– Bạn có thể chụp cầm tay hoặc đặt lên tripod đều được và tùy vào yêu cầu cụ thể của tấm ảnh được chụp
– Nếu bạn chụp cầm tay nên để phần ảnh chồng giữa 2 tấm liên tiếp nhiều hơn 1 chút ( ~ 1/2 ảnh đều nhau ) để đảm bảo ảnh khép được với nhau không lỗi
– Khi chụp pano mọi thông số nên để mode M để đảm bảo việc đo sáng không thay đổi giữa các tấm ảnh khác nhau, nếu bạn chụp RAW có thể Auto WB
– Khi chụp pano trong điều kiện “có sự thay đổi ánh sáng” ( bình minh, hoàn hôn ) thì phải chú ý không được phơi quá lâu vì ánh sáng giữa các tấm sẽ khác nhau gây khó khăn khi ghép ( nên giữ 3,4s tối đa )
– Bạn có thể sử dụng mode A để đo sáng trước khi chuyển qua mode M để chụp. Cách đo sáng dùng mode A quét ngang qua góc ảnh cần chụp kèm bù trừ EV sao cho phù hợp. Chọn một thông số trung bình đủ đảm bảo điểm sáng nhất không bị cháy sáng và điểm tối nhất không bị cháy tối. ( Đọc thêm bài viết histogram chuẩn https://nhiepanhdanang.com/histogram-tu-ly-thuyet-den-ung-dung-thuc-tien.html )
– Trường hợp chênh sáng quá nặng không thể tìm ra thông số chuẩn để giữ các vùng ảnh tối ưu thì có thể kết hợp filter gnd ( với pano 1 tầng ) hoặc chụp BKT (gợi ý setting +-2 EV) để lấy đủ các vùng dữ liệu
– Để ý canh đường chân trời thẳng ( nếu chụp phong cảnh ) sau mỗi tấm hoặc nếu bạn có Leveling Base hoặc thì nên canh 1 mặt phẳng ngang chuẩn trước khi bắt đầu xoay chụp panorama

V. Xử lý hậu kỳ ảnh panorama nên theo tuần tự thế nào ?

Ảnh panorama bước xử lý quan trọng nhất là xử lý tiền kỳ còn sau khi ghép thì xử lý như ảnh bình thường. Chất lượng ảnh panorama phụ thuộc nhiều vào khâu xử lý tiền kỳ có chuẩn hay không. Xử lý tiền kỳ sẽ bao gồm các bước :
– Nên đảm bảo màu sắc từng file ảnh ở trạng thái cân bằng màu sắc ( đọc thêm bài viết về histogram có chia sẻ https://nhiepanhdanang.com/histogram-tu-ly-thuyet-den-ung-dung-thuc-tien.html) hoặc ở tone màu ảnh thành phẩm. Vì sau khi ghép việc cân chỉnh màu qua WB sẽ không hiệu quả như khi còn là RAW
– Nên tinh chỉnh chỉnh lấy chi tiết các vùng nhiều nhất khi còn chỉnh sửa ở từng file RAW vì cũng như giải thích ở trên chỉnh sửa sau khi đã ghép thì sẽ kém hiệu quả hơn và file sau khi ghép thường rất nặng cũng sẽ gây khó khăn trong việc tinh chỉnh
– Các thao tác tinh chỉnh chỉ nên dừng lại ở việc điều chỉnh sáng tối, shadow, highlight, lens correction và áp dụng đồng loạt cho các hình còn lại
– Không dùng các hiệu ứng như vignette, filter .v.v.. thì khi ghép cũng dễ bị ảnh hưởng các vùng nối không liền lạc
– Nếu cần xuất file cho từng ảnh trước khi ghép nên xuất ở chất lượng cao nhất là TIFF 16bit và color space Adobe RGB 1998 ( thao tác này không cần nếu ghép trực tiếp trong Lightroom, còn nếu xuất qua PTS hay phần mềm khác thì thông số export nên để setting trên )
Cách ghép panorama theo một trong các cách sau :
– Lightroom : Chọn từng ảnh ghép > Nhấn phải chuột > Photo Merge > Panorama
– Lightroom xuất sang Photoshop : Chọn từng ảnh ghép > Nhấn phải chuột > Edit In > Merge to Panorama in Photoshop
– Camera Raw : Chọn từng ảnh ghép > Nhấn phải chuột > Merge to Panorama….
– Photoshop : File >Automate > Photomerge > Browse chọn các file để ghép
Sau khi có file ghép thành phẩm thì xử lý hậu kỳ như ảnh bình thường
Việc thực hiện xử lý panorama có thể làm theo nhiều cách, nhiều phần mềm khác nhau. Các hình đính kèm bên dưới sẽ dùng Camera Raw để hướng dẫn xử lý tiền kỳ và ghép cho đơn giản cho các bạn mới bắt đầu
A6500 + Voigtlander15mm Filter: Nisi ND 5stop + Nisi GND 2stop hard Exif: f/8 – 0.8s – iso100 Pano 5 tấm dọc
Bước 1: Xử lý cơ bản sáng tối, WB trên một tấm làm chuẩn
Bước 2: Sync setting cho các tấm còn lại
Bước 2: Sync setting cho các tấm còn lại
Bước 3: Nhấn phải chuột chọn Merge to Panorama …
Thành phẩm sau khi xử lý tiền kì

Ý nghĩa của việc cân chỉnh nodal point (tâm lens) :

Khi pano đặc biệt với lens góc rộng và tiền cảnh gần sẽ có hiện tượng paralax ( tiền cảnh gần lệch so vơi hậu cảnh khi chi chuyển máy. Nếu ko xoay pano chính xác từ vị trí tâm lens ( nodal point ) thì vị trí tiền cảnh và hậu cảnh sẽ có khác biệt. Từ đó khi ghép pano vào sẽ gây sai lệch. Sai lệch này càng rõ nếu chụp các công trình kiến trúc thẳng thì mép nối sẽ gãy. Không gian chụp càng chật, gần và lens càng rộng thì ảnh hưởng càng lớn. Nhưng khi chụp từ tâm lens thì thì sẽ ko bị tình trạng này.
Cách cân chỉnh nodal point có thể đặt 2 cây cột chập nhau theo 1 đường thẳng sao cho cột trước chông lên cột sau. Khi ta nghiên nghiên máy về 2 phía ko mà không phải từ tâm lens sẽ có sai lệch giữa tấm trước tấm sau. Những sai lệch khi chụp pano có thể rất nhỏ vd như lấy điểm tâm từ đuôi camera cũng là đã có sai lệch. Nếu chụp 360 thì độ chính xác càng yêu cầu cao hơn nữa nên phải dùng cái món trên để chụp quay tất cả các góc, chính xác nhất thì khi ghép mới ko bị gãy. Việc chụp phong cảnh góc từ xa việc này không quá quan trọng có thể cầm tay chụp, chụp từ nhiều vị trí đứng mà không cần quan tâm đên nodal point. Tuy nhiên hãy để ý cân bằng phẳng vì có thể dẫn tới lệch đường chân trời

Hình minh họa sử dụng nodal slide và 360 panning base để cân chỉnh tâm lens
Bảng tham chiếu độ mở của góc chụp theo tiêu cự. Sử dụng kĩ thuật panorama có thể giúp ta mở rộng góc chụp ra rộng hơn các góc chụp truyền thống, vượt qua giới hạn của thiết bị
Chúc mọi người thành công !
Tác giả: Tran Minh Dung
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Kỹ thuật chụp Panorama
Hãy thích và chia sẽ nhé:
Pin Share
Công Đình Photography

Công Đình Photography

Công Đình Photography Freelance Đà Nẵng Phone: 0904.442.330 Nhận chụp ảnh cưới hỏi, phóng sự, chân dung, sự kiện
Close