I. Giới thiệu về Zone System

Trong phần tiếp theo của series histogram tôi muốn đề cập tới một phương pháp chuyên sâu hơn đó chính là Zone System. Sơ lược về Zone System vốn là phương pháp của NAG phong cảnh kì cựu Ansel Adams and Fred Archer phát triển từ những năm 1930. Phương pháp này giúp tối ưu mức độ phơi sáng cũng như hỗ trợ việc in ấn phim trắng đen được chính xác, đồng bộ. Bởi dĩ chụp phim thì kiểm tra lại ảnh hay các tính năng đo sáng máy ảnh thời đó không tiện lợi như ngày nay. Trong thời đại kỹ thuật số thì Zone System ít được nhắc đến hơn vì sự dễ dàng của việc chụp 1 tấm ảnh và bạn có thể chụp đi chụp lại cho tới khi vừa, máy ảnh có liveview bạn có thể chụp mà ko cần quan tâm đến đo sáng. Tôi trao đổi với nhiều người bạn, chuyên gia có, không chuyên có dường như số lượng người biết đã ít, biết mà vẫn còn áp dụng càng ít hơn. Tuy nhiên hôm nay tôi sẽ lật lại vấn đề này để chúng ta có thêm một góc nhìn khác và chia sẻ quan điểm của tôi

Concept của Zone System cũng rất đơn giản. Bằng cách chia thành 11 vùng để thể hiện các sắc độ từ tối => sáng . Mỗi vùng như vậy được đánh dấu bằng số La Mã từ 0 -> X với 0 là vùng đen hoàn toàn còn X là vùng trắng hoàn toàn. Vùng Zone V chính là Middle Gray vùng xám trung tính.

Máy ảnh nhìn cảnh vật thông theo thang màu xám ở trên. Khi ánh sáng phản xạ lên vật thể ở các mức độ khác nhau được máy ảnh ghi lại. Máy ảnh đo sáng ở EV 0 vào vùng màu trung tính Zone V (phản xạ 18% ánh sáng) theo đó sẽ đưa ra thông số phơi sáng để đưa được ảnh về vùng màu này. Ngoài ra nếu không tham chiếu theo vùng trung tính thì các vùng khác sẽ có đặc tính như sau
  • Zone 0 : Đen tuyệt đối, không có chi tiết
  • Zone I : Gần gần đen tuyệt đối và không có chi tiết
  • Zone II : Sắc độ đen và có ít chi tiết
  • Zone III : Sắc độ tối trung bình, có khá nhiều chi tiết
  • Zone IV : Sắc độ tối trung bình, có nhiều chi tiết có thể nhận diện dễ
  • Zone V : Vùng trung bình xám, rõ ràng, sáng sủa, rất nhiều chi tiết
  • Zone VI : Vùng sáng, nhiều chi tiết có thể nhận diện dễ dàng
  • Zone VII: Vùng sáng, khá nhiều chi tiết
  • Zone VIII: Vùng sáng rất ít chi tiết, khó nhận diện
  • Zone IX : Vùng rất sáng, không có chi tiết chi tiết
  • Zone X: Vùng màu trắng ko có chi tiết

II. Ứng dụng Zone System vào nhiếp ảnh

Sẽ có rất nhiều cách để ứng dụng concept này vào trong nhiếp ảnh. Sau một thời gian tìm hiểu và áp dụng tôi nhận ra việc sử dụng Zone System vẫn có những lợi ích rất lớn. Hiểu về Zone System cho phép bạn định hình được chiến lược chụp ảnh đúng ý đồ, quản lý màu sắc tốt hơn, linh động và có thể can thiệp sâu hơn vào từng vùng dữ liệu trong bức ảnh .
Việc áp dụng Zone System có thể ứng dụng từ khâu chụp => hậu kỳ => in ấn .v.v… Tôi cho bạn 1 số ví dụ :
– Khâu chụp tôi muốn giữ chi tiết ở vùng tối được tốt nhất tôi sẽ chụp để histogram của tôi tối thiểu phải leo tới vùng II là vùng tối có chi tiết. Hoặc tôi muốn chụp đúng sáng ở vùng V một khu vực nào đó trong tấm ảnh thì tôi có thể dùng spot meter để đo cho khu vực đó
– Trong quản lý màu sắc cũng vậy, màu sắc trên các thiết bị màn hình luôn chỉ tương đối, với phần lớn các thiết bị không được cân chỉnh, nên khi bạn giữ một tấm ảnh quá tối hay quá sáng nó sẽ có thể phù hợp với thiết bị này nhưng là tệ hại trên thiết bị khác tùy nhiên histogram thì không đổi (Vui lòng đọc lại bài Histogram từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn). Thì bạn vẫn có thể dựa vào đặc tính Zone System để giữ tấm ảnh bạn được an toàn trên các loại thiết bị
– Ngoài ra các sắc độ màu cũng sẽ ảnh hướng khi nằm ở các Zone khác nhau. Nếu tôi muốn hình ảnh của tôi giữ sắc độ ở những khu vực nào thì tôi có thể điều chỉnh his khi chụp và tinh chỉnh lúc hậu kì tập trung ở khu vực đó
Sự thay đổi của màu sắc trong các Zone khác nhau
Concept này sẽ rất lý tưởng nếu camera máy ảnh nào ngày nay cũng 11 stop thì mỗi một stop sẽ dễ dàng tương ứng với mỗi Zone thì có lẽ nó đã phổ biến ở hiện nay hơn. VD bạn đo sáng điểm với EV 0 thì nó thuộc Zone V, bạn cộng 1 EV thì nó là Zone VI, trừ 1 EV thì nó là Zone IV. Có một số điểm thiếu nhất quán trong các tài liệu nói về Zone System. Nhất là khi DR giữa các camera có sự khác biệt thì bạn sẽ không thể áp dụng chính xác cho mỗi bước nhảy như vậy. Phương pháp này được đưa ra để chụp và in ấn phim trắng đen ngày xưa nên nhiều khía cạnh cũng chưa đúng hoàn toàn với nhiếp ảnh số.
Tuy nhiên vẫn có một cách khác là bạn căn cứ vào đồ thị histogram và grayscale để xác định mức độ đen của từng điểm ảnh
Minh họa Zone System khi áp dụng lên biểu đồ Histogram
Dùng Grayscale trong Photoshop để xác định mức độ sáng của điểm ảnh từ đó đo lường được vùng ảnh thuộc Zone nào
Trong hậu kì ảnh Zone System còn có thể được dùng để đo lường và tinh chỉnh tương phản vùng giúp bạn định hướng phát triển ảnh đúng ý đồ hơn
Chỉ một chút thay đổi nhỏ bằng cách dịch chuyển các vùng dữ liệu ảnh lên 1 Zone thì tương phản và màu sắc đã có cải thiện tốt hơn
Tác giả : Tran Minh Dung
Hãy thích và chia sẽ nhé:
Pin Share
Công Đình Photography

Công Đình Photography

Công Đình Photography Freelance Đà Nẵng Phone: 0904.442.330 Nhận chụp ảnh cưới hỏi, phóng sự, chân dung, sự kiện
Close